Là cây cầu dây văng lớn thứ 3 bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh như đứa con chào đời trong niềm hân hoan, ước ao của bao người. Cây cầu tiếp nối sứ mệnh mà phà Cao Lãnh đã thực hiện từ bao đời nay là đưa người dân đến nơi cần đến. Đặc biệt, cầu Cao Lãnh hoàn thành cũng giúp việc di chuyển về miền Tây trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
1. Cầu Cao Lãnh, cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền
Nằm cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km, cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cầu được khởi công xây dựng từ tháng 10/2013, đến ngày 27/5/2018, cầu Cao Lãnh chính thức thông xe.
Cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền
Ngày 27/5/2018 cầu chính thức được thông xe
Ngày khánh thành cầu, người dân sống xung quanh và nhiều địa phương lân cận đã đến tham quan, đặt chân lên cầu với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Họ hào hứng với công trình hiện đại và đặt nhiều hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Không còn phải đợi phà hay cảm thấy lo lắng vào những ngày phà đông đúc.
Cây cầu hoàn thành đã thỏa lòng mong mỏi từ lâu của người dân đôi bờ sông Tiền
Tuy nhiên, đứng trên cây cầu hiện đại của quê hương, nhiều người vẫn có tâm trạng bùi ngùi khi nhìn những chuyến phà cũ kỹ. Hơn trăm năm nối đôi bờ, cầu Cao Lãnh đã đưa biết bao thế hệ người dân qua sông, nuôi sống biết bao gia đình. Tiếng còi phà giờ chỉ còn là một kỉ niệm đẹp trong tâm trí mỗi người dân nơi đây.
Cầu Cao Lãnh nhìn từ trên cao
Đây là cây cầu dây văng lớn thứ 3 trên sông Tiền
2. Công trình mang tính biểu tượng của xứ sở hoa sen
Sau bao năm mong mỏi, chờ đợi, cây cầu dây văng nối TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, Đồng Tháp đã hoàn thành. Cầu Cao Lãnh như một đứa con chào đời trong bao hy vọng, ước nguyện của bao thế hệ người dân Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung. Trong tương lai cây cầu sẽ là điểm du lịch của miền tây
Cầu Cao Lãnh được xem là biểu tượng của xứ sen Đồng Tháp, Ảnh: cuongdo
Cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài 7,8km với nhịp chính 350m, rộng 24,5m. Cầu được thiết kế và xây dựng với tháp dây văng hình chữ H cao 120m, 34 nhịp dẫn, 65 dầm và 128 bó cáp. Tốc độ cho phép trên cầu là 80km/h. Cầu Cao Lãnh là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Australia. Tổng vốn đầu tư cầu khoảng 3.000 tỷ đồng, đây là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Australia.
Cây cầu là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Australia, @thoctm
Trước ngày các phương tiện cơ giới được phép lưu thông, vào buổi chiều, có rất đông người già, trẻ em và thanh niên vừa đi bộ vừa tập thể dục vừa chiêm ngưỡng cây cầu. Nhiều người còn ngỡ ngàng, không tin trên quê hương mình sẽ có một cây cầu lớn như vậy. Cảm xúc ấy cũng là điều dễ hiểu, bởi gần trăm năm nay, phà là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân hai bên bờ sông Tiền. Giờ đây, cầu Cao Lãnh không chỉ là nơi kết nối giao thông, mà còn là cây cầu dẫn đến biết bao ước mơ, hy vọng.
Cây cầu là nơi bao người mơ ước, như một tương lai tươi sáng @nghiepsang.pham
Mỗi người trên cầu mỗi cảm nhận khác nhau @ninhletrang
3. Cầu Cao Lãnh giúp thông tuyến phía Tây
Nằm trong dự án “Kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL”, cầu Cao Lãnh hoàn thành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Cầu Cao Lãnh không chỉ giúp giảm tải cho Quốc lộ 1 mà còn hình thành trục đường cao tốc phía Tây từ TP.HCM đi Kiên Giang trong tương lai.
Cầu Cao Lãnh giúp thông tuyến miền Tây, giảm tải quốc lộ 1 @tepriyu
Những chuyến đi miền Tây đã được rút ngắn hơn trước @votany91
Cầu Cao Lãnh đã hiện thực hóa ước mơ trăm năm của người dân hai bờ sông Tiền. Giờ đây, việc di chuyển từ huyện Lấp Vò đến TP Cao Lãnh và ngược lại không cần mất quá nhiều thời gian và công sức. Hành trình du lịch miền Tây 2 ngày dễ dàng hơn với sự ra đời của cây cầu. Ngoài giá trị về kinh tế, cầu Cao Lãnh còn có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng về văn hóa, chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhiều bạn trẻ chọn check-in cây cầu biểu tượng này @vinhthien1999
Những chuyến phà ngày xưa giờ đã được thay thế bằng cây cầu Cao Lãnh hiện đại, khang trang. Cây cầu là ước mơ bao đời nay của người dân Đồng Tháp. Nó không chỉ nối Lấp Vò với Cao Lãnh về mặt địa lý mà còn là kim chỉ nam cho biết bao ước mơ của thế hệ mai sau.