Ngoài đèo Prenn, đèo Mimosa, đèo Dran… Đà Lạt còn có đèo Tà Nung. Sở hữu nhiều nét đẹp thơ mộng, tọa lạc trên cao nguyên LangBiang nổi tiếng, nơi đây là địa điểm quen thuộc gây được nhiều sự chú ý của du khách khi du lịch Đà Lạt.
1. Đèo Tà Nung Đà Lạt ở đâu?
Tên Đèo Tà Nung ở Đà Lạt bắt nguồn từ việc con đường đèo này đi qua thôn Tà Nung, người dân gọi mãi là đèo Tà Nung. Đèo nằm trên tỉnh lộ 725, có vai trò nối liền 2 địa điểm TP Đà Lạt với huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Đèo Tà Nung có vai trò nối liền hai khu vực thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng
Để đến được đây, từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chỉ cần chạy theo hướng thác Cam Ly , đến ngã ba Suối Vàng sẽ thấy bảng chỉ đường đi đèo Tà Nung.
2. Rừng hoa dưới chân đèo Tà Nung Đà Lạt
Khi mùa mưa cao nguyên đến, những bông hoa quanh đèo Tà Nung thi nhau đua nở. Sở hữu vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng nhưng đèo không chỉ đơn thuần là một màu xanh mướt. Mỗi mùa, rừng hoa dưới chân đèo lại nở rộ, ngập lối đi.
2.1 Rừng hoa hướng dương
- Giá vào cửa : Miễn phí.
- Nếu thích bạn có thể mua hoa tại vườn mang về với giá 5k/bông.
- Địa điểm: bạn có thể ghé Mê Linh Coffee để ngắm hoa.
Những mùa hoa ở Đà Lạt luôn khiến du khách mê mẩn. Và mùa hoa hướng dương cũng dễ làm xao xuyến trái tim bất cứ ai. Rừng hoa hướng dương trên đèo Tà Nung không phải tự nhiên mà có. Xuất phát từ việc người dân nơi đây muốn tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho du khách nên đã nghĩ ra ý tưởng này. Sát chân đèo, vườn hoa có tổng diện tích khoảng 5.000m2 thu hút rất đông du khách đến tham quan, thưởng ngoạn và chụp ảnh ngoại cảnh.
Đồi hoa hướng dương vào mùa nở rộ dưới chân đèo Tà Nung vàng rực một góc trời
Không chỉ có hoa hướng dương, tùy theo thời tiết thích hợp, chủ vườn tính đến việc trồng xen nhiều loại hoa như hoa cải, hoa thạch thảo…
Cẩm nang du lịch Đà Lạt tự túc: chi tiết những điều cần biết
Ai đã một lần du lịch Đà Lạt chắc chắn sẽ nhớ mãi thành phố xinh đẹp này và muốn quay lại đây thêm nhiều lần nữa. Đà Lạt luôn hấp dẫn trong mắt du khách
2.2 Vườn hoa tam giác mạch
- Địa điểm : Chùa Vạn Đức
- Vé vào cửa : Miễn phí
Vào dịp cuối năm, nhiều người thường chọn du lịch Hà Giang để ngắm mùa hoa tam giác mạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chẳng cần đi đâu xa, nhiều người đã thực hiện tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm để có thể ngắm nhìn mùa hoa tam giác mạch.
Vườn hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức
Vốn được biết đến là loại cây khó trồng, khó chăm sóc nhưng tam giác mạch lại ngẫu nhiên “ưa” khí hậu Đà Lạt và mọc thành những khu vườn bạt ngàn trong khuôn viên chùa Vạn Đức. Tuy số lượng không nhiều như ở cao nguyên Hà Giang nhưng cũng đủ làm du khách nao lòng.
2.3 Cánh đồng hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ Đà Lạt chưa ai trồng nhưng cứ đến mùa mưa lại nở rộ, phủ lên đèo Tà Nung Đà Lạt một màu vàng rực rỡ.
Dã quỳ mọc khắp đèo Tà Nung Đà Lạt khi vào mùa
Hoa nở dọc hai bên đường, khắp chân đèo, bên rặng thông… Khắp đèo không chỗ nào không thấy. Chỉ là loài cây dại nhưng dã quỳ Đà Lạt lại đẹp đến nao lòng khiến biết bao du khách thập phương mê mẩn.
3. Địa điểm tham quan ở đèo Tà Nung Đà Lạt
Đèo Tà Nung không chỉ có hoa mà còn có cảnh sắc hoang sơ, hùng vĩ dưới những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn.
3.1 Thác Vòng Đèo Tà Nung
Thác Vòng là một trong những ngọn thác hiếm hoi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Người dân địa phương gọi chúng bằng nhiều cái tên khác nhau như thác Ba Tầng, thác Cửa Thần… Con thác hoàn toàn tự nhiên này có độ cao khoảng 10m, nước đổ xối xả mỗi mùa, soi cả một góc trời.
Thác Vong là ngọn thác hiếm hoi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên
Một điều thú vị là tên thác Ba Trại theo tiếng dân tộc Srê là Liang Peknù. Vẻ đẹp của dòng suối tựa như một bức tranh màu nước được thiên nhiên tỉ mỉ sắp đặt. Với những ai yêu thích khám phá, tìm tòi thì đây có lẽ là địa điểm thích hợp nhất dành cho bạn.
3.2 Đèo Tà Nung Hang Dơi
Đường vào hang Dơi có nhiều đá và rêu xanh, du khách phải tập trung khi đi bộ. Để an toàn, bạn phải bám vào vách đá hoặc rễ cây rừng gần đó.
Hang Dơi ẩn mình sau thác nước dưới chân đèo Tà Nung
Lối vào động có phần ma mị, chằng chịt những sợi dây rừng chằng chịt, nối vào nhau. Càng đến gần, bạn sẽ khám phá ra nhiều hình dáng cây thú vị và lạ mắt. Sau con đường đó, khuất dưới dòng chảy của thác 50m là hang Dơi. Đến tham quan, càng vào sâu trong hang càng lạnh và tối nên các bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ đèn pin trước khi vào nhé!
3.3 Làng dệt lụa
Địa điểm cuối cùng bạn có thể ghé thăm khi đến đèo Tà Nung Đà Lạt chính là làng dệt lụa của thị trấn Nam Ban. Làng dệt có đa số là người dân tộc K’ho sinh sống, nghề dệt cũng bắt đầu từ họ và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đây là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn sống hòa đồng và tìm hiểu văn hóa của người dân miền núi.
Làng dệt nơi sinh sống của đa số người dân tộc K’ho
Bạn yêu thiên nhiên và muốn khám phá mọi cung đường Đà Lạt? Đừng quên ghé thăm đèo Tà Nung để thêm phần đa dạng cho hành trình khám phá của chính bạn.