Bạn có biết: cụm tháp chàm Pôklông Garai là một trong những kiến trúc lâu đời nhất khi được xây dựng từ thế kỉ 13-14 . Mặc dù đã trải qua bao nhiêu sự kiện trong dòng lịch sử nhưng tháp chàm Pôklông Garai vẫn nổi tiếng nhờ lối kiến trúc cổ và nghệ thuật điêu khắc mang đậm nét văn hóa Chăm. Đến Ninh Thuận mà chưa đến tháp chàm Pôklông Garai thì cũng xem như chưa từng đến Ninh Thuận đó. Vì vậy hãy cùng SWIO tìm hiểu ngay cụm tháp chàm này có gì hay để thêm ngay vào danh sách những địa điểm tương lai nhé.
1. Tháp chàm Pôklông Garai ở đâu?
Tọa lạc trên trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, tỉnh Ninh Thuận, tháp PoKlong Garai là một danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Ở đây, người ta thờ phụng vua Po Klong Garai, một vị vua có công lớn trong công cuộc cai trị đất nước. Kĩ thuật điêu khắc điêu luyện và điệu nghệ của cụm tháp này đã giúp tháp chàm Pôklông Garai là một trong những cái tên danh giá nằm trong danh sách những di tích quốc gia – được Bộ Văn hóa phê chuẩn vào năm 1979. Không những thế, tháp chàm Pôklông Garai còn được Thủ tướng trang trọng xếp vào danh sách những di tích quốc gia đặc biệt.
Hình: Toàn cảnh cụm tháp chàm Pôklong Garai nhìn từ trên cao
2. Nét đẹp của tháp chàm Pôklông Garai
Tháp chàm Poklong Garai ở Ninh Thuận có tháp Cổng, chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.
Hình: Cổng lớn trước khu tháp chàm Pôklông Garai
Kiến trúc Tháp Chàm Po Klong Garai bao gồm 3 tháp chính đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Từ khi mới bước chân lên đồi Trầu, các bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của tháp chàm đứng sừng sững ở trên đỉnh. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng lối kiến trúc độc đáo lại càng hiện rõ trước mặt. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái.
Hình: Cụm tháp chàm Pôklông Garai nhìn từ trên cao
Ở phía Nam chính là tháp Lửa – nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền khá giống với mái nhà rông của người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.
Hình: tháp Lửa – nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa
Di chuyển vào sâu hơn nữa chính là Tháp Chính – tâm điểm trong kiến trúc công trình tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có 1 cửa chính ở hướng Đông, được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong.
Hình: Toàn cảnh tháp chính
Tháp chính cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga.
Hình: Họa tiết trên kiến trúc của cụm tháp chàm Pôklông Garai
Trước kia, trong công cuộc khai quật tháp PoKlong Garai, người Pháp đã tìm thấy một số đồ trang sức và bát làm bằng vàng, bạc. Hiện nay, khi tiến hành khảo cổ tháp, người ta vẫn đưa ra những giả thuyết về lịch sử cũng như những câu chuyện về ngọn tháp độc đáo này
3. Nên đi tháp chàm Pôklông Garai vào thời gian nào?
Hàng năm, ở di tích tháp Po Klong Garai đều được tổ chức các lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của vị vua Pôklông Garai. Do đó, SWIO gợi ý quý bạn đọc nên tham quan khu danh lam thắng cảnh này vào những ngày lễ hội để có được một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa nhất. Những lễ hội đó bao gồm:
- Lễ đầu năm: được tổ chức vào tháng Giêng lịch Chăm, là lễ mở cửa tháp Pôklông Garai.
- Lễ cầu mưa: được tổ chức vào tháng 4 theo lịch Chăm.
- Lễ hội Katê: đây là lễ lớn nhất trong năm của người chăm được tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm. Trong 3 ngày diễn ra lễ Katê, du khách đi du lịch Ninh Thuận có thể được thưởng thức các điệu múa quạt, vũ điệu Siva của các cô gái người Chăm và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
- Lễ Chabun: đây là lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm, được tổ chức vào tháng 9.
Vậy là bài viết đã kết thúc ở đây. SWIO chúc bạn có một chuyến đi thật ý nghĩa và trọn vẹn nhé.